Đối với người Nhật, lễ hội Obon có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, những ngày này người Nhật đang ở phương xa họ sẽ trở về quê hương của mình để đón ông bà, tổ tiên về sum họp cùng gia đình trong vài ngày, sau đó lại tiễn ông bà.
Lễ hội này đã có từ thời Edo đến bây giờ, thời gian xảy ra lễ hội khác nhau tùy theo khu vực nhưng được gọi chung là lễ hội Obon. Lễ hội này không chỉ là dịp để đoàn tụ gia đình mà cũng để tham gia các tục lệ truyền thống như nhảy múa (điệu múa Bon) hay thả đèn lồng trôi sông.
Tuần tự các ngày trong lễ hội Bon:
Ngày đầu:
Đón linh hồn của tổ tiên, Trang trí bàn thờ tổ tiên
Hai ngày tiếp theo:
Cùng sống chung với linh hồn của tổ tiên, Cùng ăn cơm bên gia đình
Ngày cuối:
Đưa tiễn tổ tiên, Thả lồng đèn giấy trên sông
Bon Odori – điệu múa của ngày lễ Bon
Nguồn gốc lễ hội bắt nguồn từ câu chuyện về một đệ tử nhà Phật có tên Mokuren (Mục Kiền Liên). Theo truyền thuyết, ông là người đã tu luyện nhiều năm và có nhiều pháp thuật. Để báo hiếu với người mẹ mất sớm, ông sử dụng pháp lực để tìm lại mẹ khắp nơi.
Khi thấy mẹ mình đã biến thành quỷ đói, bị đày xuống địa ngục và chịu nhiều đau khổ, Mokuren tìm đến Đức Phật để hỏi cách giải thoát cho bà. Đức Phật nói rằng Mokuren phải mang đồ lễ cúng các nhà tu vào ngày 15 tháng 7.
Ông thực hiện theo giúp đỡ của Đức Phật, đem đồ cúng cho những người tu hành ở dương gian vào đúng ngày đó. Sau khi hoàn thành lễ cúng, linh hồn mẹ ông được siêu thoát. Mokuren nhảy múa vui mừng. Từ đó, sự tích này trở thành một tục lệ.
Người dân hàng năm tổ chức Obon để thể hiện lòng biết ơn tới cha mẹ và linh hồn tổ tiên, còn điệu múa trong lễ hội được gọi là Bon Odori.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN DU HỌC NHẬT BẢN MIỄN PHÍ:
Nguồn: Wikipedia