Nội Dung Bài Viết
TogglePhỏng vấn với trường là vòng đầu tiên bạn phải vượt qua trong 3 vòng khi đăng ký du học Nhật Bản. Để đăng ký Visa lưu trú dài hạn cần phải có 1 tổ chức, công ty tại Nhật bảo lãnh. Trong trường hợp du học, cơ quan này là trường tiếng Nhật, trường chuyên môn, trường đại học Nhật Bản.
Theo quy định của Cục quản lý xuất nhập cảnh thì các trường đứng ra bảo lãnh sẽ phải chịu trách nhiệm toàn bộ về học sinh trong suốt quá trình theo học tại trường. Vì vậy, để đảm bảo uy tín của trường đối với Cục quản lý, đại diện tuyển sinh của trường sẽ tuyển chọn sàng lọc cẩn thận trong các hồ sơ đăng ký.
Nhằm mục đích chọn lựa ra các bạn có mục tiêu du học thật sự, có khả năng tiếp thu tiếng Nhật, kế hoạch học tập rõ ràng và khả năng tài chính ổn định.
Khác với du học Mỹ sẽ phỏng vấn tại đại sứ quán, lãnh sự quán, và là vòng quyết định sau cùng khi cấp Visa du học.
Khi làm hồ sơ du học Nhật Bản, học sinh sẽ trả qua 3 vòng quan trọng đó là:
Phỏng vấn là vòng đầu tiên bạn sẽ phải vượt qua để tiến hành các bước tiếp theo. Hay nói cách khác, nếu không có trường nào đứng ra nhận bạn, bạn sẽ không thể làm hồ sơ du học Nhật Bản.
Nội dung: buổi phỏng vấn sẽ xoay quanh các kiến thức như: khả năng tiếng Nhật, mục tiêu và kế hoạch du học, khả năng tài chính gia đình.
Hình thức: phỏng vấn trực tiếp hoặc online qua Skype, Zoom
Ngôn ngữ: tiếng Nhật và tiếng Việt
Yêu cầu khác: một số trường có quy định riêng như yêu cầu phụ huynh tham gia hay đóng phí xét tuyển trước khi phỏng vấn
»Nội dung: Các câu hỏi phần này sẽ xoay quanh phần nội dung giới thiệu bản thân, gia đình trình độ N5 hoặc cao hơn tùy vào kỳ nhập học.
»Hình thức: vấn đáp trực tiếp, giải bài tập ngữ pháp, kiểm tra từ vựng qua tranh, đọc viết hán tự, hiragana, katakana
»Yêu cầu: có thể nghe hiểu câu hỏi và trả lời bằng tiếng Nhật. Trả lời đúng nội dung, ngữ pháp.
Tips tăng điểm phỏng vấn: thay vì chỉ trả lời nội dung trọng tâm. Hãy thử mở rộng câu trả lời của mình. Thêm vào các thông tin, ngữ pháp đã học giúp câu trở nên dài hơn.
»Nội dung: Sau khi đã hoàn tất phần kiểm tra tiếng Nhật. Thầy và cô bên trường sẽ hỏi các thông tin sâu hơn như tài chính gia đình. Lúc này học sinh sẽ có thể trả lời bằng tiếng Việt và có phiên dịch viên thông dịch lại.
»Yêu cầu: học sinh có định hướng kế hoạch học tập rõ ràng tại Nhật. Thể hiện rõ quyết tâm sang Nhật để học tập chứ không phải làm thêm. Phụ huynh có công việc và thu nhập rõ ràng, nắm được mức học phí của trường mà con mình sẽ đăng ký.
Ngoài khả năng ngôn ngữ và nội dung trình bày, tác phong khi phỏng vấn với trường cũng là một điểm quan trọng. Cần chú ý:
Thông thường, du học sinh sẽ phải đóng phí xét tuyển (còn có tên gọi khác là phí tuyển khảo) trước khi phỏng vấn.
Phí này trong tiếng Nhật là 専攻料 (せんこうりょう – senkouryou), tiếng Anh được biết đến với các tên gọi như admission fee, screening fee hay selection fee. Hay nói dễ hiểu nhất là phí đăng ký vào một trường nào đó. Và sẽ không được hoàn lại trong trường hợp trượt.
Phí tuyển khảo sẽ dao động khoảng 20,000-30,000 yen tùy trường. Tương đương 4-6 triệu đồng. Phí này đã bao gồm khâu xét và chỉnh sửa hồ sơ trước khi nộp ra Cục nhập cảnh. Và chỉ nộp 1 lần duy nhất.
Thông thường, nhà trường sẽ thông báo kết quả phỏng vấn sau khoảng 1 tuần. Cũng có trường hợp nhà trường báo kết quả ngay sau buổi phỏng vấn.
Nếu không may trượt phỏng vấn trường tiếng, các bạn có 2 lựa chọn sau: