Đổ rác thì có gì phải học nhỉ? Cứ gom hết vào bao rồi quăng đâu đó, thế nào người ta chẳng xử lý cho? Ở Việt Nam dễ dàng rồi, nhưng ở Nhật, quăng rác bậy bị phạt đến 10.000USD chứ không chơi.
VĂN HÓA NHẬT: QUY ĐỊNH ĐỔ RÁC
Ở Shinjuku – ku có thể dùng bao ny lông mua hàng bỏ rác vào rồi đổ cũng được. Nhưng ở Koganei-shi thì phải mua 2 loại bao rác theo qui định: bao màu vàng đựng rác đốt được, bao màu xanh đựng rác không đốt được. Mỗi quận sẽ có qui định khác nhau về màu bao đựng rác, mỗi quận có 1 lịch đổ rác khác nhau. Trường hợp nơi mình ở thì lịch thay đổi theo tháng trong năm.
CUỘC SỐNG NHẬT: PHÂN LOẠI RÁC
Rác đốt được (Moyaseru gomi ): Rác hữu cơ (rác tươi từ nhà bếp), giấy lộn dính bẩn, thực phẩm…Rác không đốt được (Moyasenai gomi ): Bao bì ny lông của thực phẩm, giấy tráng dầu, các mảnh nhựa nhỏ đính trong tem áo quần…Như vậy khi mua thực phẩm về, ngay lập tức bạn phải tách phần bao bì giấy và phần dư thừa bỏ đi của thực phẩm vào RÁC ĐỐT ĐƯỢC, còn các bao nhựa bên ngoài sẽ bỏ vào RÁC KHÔNG ĐỐT ĐƯỢC, còn bao bì thủy tinh hay nhựa cứng hay gỗ hay các thể loại khác đưa và RÁC CÒN LẠI.
*Nhưng nhớ là phải rửa sơ sạch sẽ các loại bao bì trước khi bỏ rác!
Các loại rác khác mới cực kỳ phức tạp. Có cả một tự điển phân loại rác này
Ví dụ:
- Lon chai rỗng, chai Pet : Được xem là tài nguyên có thể tái chế. Sau khi sử dụng xong bạn phải rửa sách và bỏ riêng vào 1 túi –> VÀO NGÀY THU GOM RÁC TÀI NGUYÊN thì bỏ ra.
- Giấy carton, báo, tạp chí, sách cũ… : Nhưng loại giấy to đẹp, có thể tái chế thì xếp riêng và CỘT LẠI BẰNG DÂY (KHÔNG BỎ VÀO BAO NHỰA) để trước nhà VÀO NGÀY THU GOM GIẤY.
- Sản phẩm bằng vải, quần áo cũ: xếp gọn gàng đẹp đẽ và đợi NGÀY THU GOM VẢI – QUẦN ÁO CŨ để bỏ ra.
- Rác độc hại: Pin đã qua sử dụng, chai nhựa dính hóa chất, hóa mỹ phẩm… Phải phân loại từng thứ – rồi bỏ riêng từng gói – sau đó mới bỏ rác theo ngày qui định. Riêng hóa mỹ phẩm phải lấy hết phần ruột bên trong ra trước khi bỏ rác.
- Rác cồng kềnh: bàn ghế, tủ giường, tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng… là các thứ PHẢI TRẢ TIỀN ĐỂ NGƯỜI TA TỚI THU GOM. Trên các loại rác này phải dán tem “RÁC CỒNG KỀNH” – sau đó ghi đầy đủ tên họ số liên lạc để khi cần bên thu gom sẽ liên lạc.
NGUYÊN TẮC 3R
REUSE – REDUCE – RECYCLE được xếp theo thứ tự ưu tiên từ trước ra sau. Nghĩa là món nào còn xài được thì cố gắng REUSE – xài lại, món nào không xài lại được thì cố gắng REDUCE – Giảm thiểu, còn món nào RECYCLE – tái chế được thì tái chế. Tại sao Recylce có mức độ ưu tiên thấp nhất? Vì trong khi reuse và reduce không tốn nhiều năng lượng và chi phí xử lý, thì recycle đòi hỏi quy trình xử lý đốt nhiều năng lượng hơn, nên ít thân thiện với môi trường hơn.
LUẬT PHÁP NHẬT BẢN LIÊN QUAN
- Đổ rác không đúng qui định bị phạt tối đa 100.000USD.
- Mỗi khu nhà ở có người quản lý chịu trách nhiệm kiểm soát rác thải đổ ra. nên nếu gia đình nào đổ rác không đúng qui định sẽ bị nhắc nhở. Thậm chí họ sẽ không gom rác nếu như sai qui định.
- Thông tin tuyên truyền nguyên tắc 3R xuất hiện khắp nơi.
DỊCH VỤ KHÁC
- Có nhiều cửa hàng recylce shop ở Nhật chuyên thu gom đồ đạc còn sử dụng dược từ các gia đình có nhu cầu tống đồ cũ mua đồ mới, và bán lại cho các khách hàng cần đồ sử dụng với giá rẻ.
- Rác đốt được sẽ dược thiêu cháy thành tro hoặc ủ làm phân bón cho cây trồng. Rác không đốt được sẽ ĐƯỢC XỬ LÝ BẰNG KỸ THUẬT ĐẶC BIỆT để thành “Đất nhân tạo” để bồi đắp các vùng ven biển cho đến khi biển thành đất liền hoặc thành đảo nhân tạo.
- Chai lọ nhựa và thủy tinh cũng như giấy sẽ được tái chế.