Kỳ thi năng lực Nhật ngữ là kỳ thi do Quỹ giao lưu quốc tế phối hợp với Hiệp hội hỗ trợ giáo dục quốc tế Nhật Bản tổ chức lần đầu vào năm 1984 với mục đích đánh giá năng lực tiếng Nhật của những người không dùng tiếng Nhật như ngôn ngữ mẹ đẻ.
Theo số liệu thống kê năm 2011, số người dự thi trên toàn thế giới lên đến 61 vạn người và trở thành kỳ thi tiếng Nhật có quy mô lớn nhất trên thế giới.
Cùng với sự gia tăng của số người dự thi, kì thi không chỉ là thước đo năng lực Nhật ngữ mà còn là công cụ hỗ trợ cho việc học lên, hoạt động xin việc, thăng tiến. Nội dung kì thi ít nhiều được chỉnh sửa nhằm phù hợp với những thay đổi của thời đại và kì thi mới được đưa vào áp dụng từ năm 2010.
Kỳ thi năng lực Nhật ngữ không chỉ kiểm tra kiến thức về ngôn ngữ tiếng Nhật, từ vựng, ngữ pháp, mà còn kiểm tra khả năng ứng dụng thực tiễn có thể sử dụng thành thạo tiếng Nhật vào thực tế như thế nào.
Kỳ thi năng lực Nhật ngữ có 5 cấp độ từ N1 tới N5. N1 là cấp độ cao nhất, N5 là kỳ thi thích hợp với những người mới bắt đầu học tiếng Nhật.
Kỳ thi năng lực Nhật ngữ hằng năm được tổ chức 2 lần vào tháng 7 và tháng 12. Các câu hỏi trong kỳ thi hàng năm được tiến hành công phu nhằm đồng đều mức độ dễ khó, tuy nhiên trong các kỳ thi vẫn tồn tại sự chênh lệch mức độ dễ khó. Chính vì thế trong kỳ thi mới từ năm 2010 từ phương thức quyết định điểm số đơn giản bằng cách tính số đáp án đúng chuyển sang sử dụng phương thức đồng hóa, là phương thức tính điểm dựa trên lựa chọn giống nhau. Nhờ phương thức này mà có thể xác định khả năng tiếng Nhật một cách công bằng, chính xác.
Trong thực tế tuyển dụng, khó có thể kiểm tra được chính xác khả năng tiếng Nhật của người đậu kỳ thi năng lực Nhật ngữ chỉ qua kết quả của kỳ thi. Vì vậy, tổ chức đã điều tra với đối tượng khoảng 65,000 người tham dự kỳ thi năng lực Nhật ngữ 2010, 2011, để lập ra danh sách tự đánh giá can-do trong kỳ thi năng lực Nhật ngữ (những người ở trình độ nào có thể sử dụng tiếng Nhật thành thạo ở mức độ nào).
Kì thi nằng lực tiếng Nhật đươc chia thành 5 cấp độ ( từ N1 đến N5). N1 là cấp độ khó nhất và N5 là cấp độ dễ nhất.Mục đích của việc chứng nhận các cấp độ trong kì thi năng lực tiếng nhật là để đánh giá năng lực tiếng Nhật thông qua hành vi ngôn ngữ “nghe” và “đọc”.
Mức độ khó, dễ | Tiêu chuẩn chứng nhận | |
---|---|---|
Cấp độ khó nhất | Đây là cấp độ yêu cầu có thể lý giải được tiếng nhật ở rất nhiều tình huống | |
Năng lực đọc hiểu | Yêu cầu có thể đọc và lý giải được cấu trúc cũng như nội dung của các thể loại văn phạm mang tính biện luận, đánh giá của báo chí, những bài văn tương đối phức tạp hay những bài văn có tính chất trừu tượng. | |
Năng lực nghe | Yêu cầu nghe, hiều được bài giảng, tin tức, các tình huống hội thoại đa dạng với tốc độ tự nhiên. Đồng thời có thể tóm lược, lý giải một cách chắc chắn nội dung, trình tự câu chuyện cũng như các mối quan hệ giữa các nhân vật. |
Mức độ khó, dễ | Tiêu chuẩn chứng nhận | |
---|---|---|
Tương đối khó | Ngoài việc nắm bắt được tiếng nhật dùng trong đời sống hằng ngày còn phải lý giải được tiếng Nhật sử dụng trong rất nhiều tình huống khác nhau. | |
Năng lực đọc hiểu | Yêu cầu đọc, nắm bắt được các yếu tố chính của các bài văn có nội dung tương đối rõ ràng (kí sự, kiến giải, bình luận của tạp chí, bài báo với chủ đề rộng). Đồng thời có thể đọc và lý giải được cách diễn đạt, trình tự câu chuyện của các bài viết thông thường. | |
Năng lực nghe | Yêu cầu nghe, hiểu được tin tức, các đoạn hội thoại với các tình huống giao tiếp hàng ngày với tốc độ gần với tốc độ tự nhiên. Đồng thời nắm bắt được ý chính, lý giải được nội dung, trình tự câu chuyện cũng như mối quan hệ giữa các nhân vật. |
Mức độ khó, dễ | Tiêu chuẩn chứng nhận | |
---|---|---|
Thông thường | Yêu cầu có thể nắm bắt được ở một mức độ nào đó tiếng nhật sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. | |
Năng lực đọc hiểu | Đọc, hiểu được nội dung các bài văn viết một cách cụ thể về chủ đề đời sống thường nhật . Nắm bắt được sơ lược thông tin thông qua các tiêu đề bài báo. Đồng thời yêu cầu lý giải được các đoạn văn với mức độ tương đối khó, bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày. | |
Năng lực nghe | Nghe, hiều được các đoạn hội thoại trong các tình huống giao tiếp hàng ngày với tốc độ gần tốc độ tự nhiên, đồng thời có thể nắm bắt đại khái nội dung cũng như mối quan hệ giữa các nhân vật. |
Mức độ khó, dễ | Tiêu chuẩn chứng nhận | |
---|---|---|
Tương đối dễ | Có thể lý giải được tiếng Nhật cơ bản | |
Năng lực đọc hiểu | Đọc, hiểu được các bài văn có sử dụng chữ hán, từ vựng cơ bản với chủ đề gần gũi xung quanh cuộc sống hàng ngày. | |
Năng lực nghe | Yêu cầu nắm được đại khái nội dung của các đoạn hội thoại chủ đề cuộc sống thường nhật với tốc độ tương đối chậm rãi. |
Mức độ khó, dễ | Tiêu chuẩn chứng nhận | |
---|---|---|
Dễ nhất | Yêu cầu có thể lý giải được tiếng Nhật cơ bản | |
Năng lực đọc hiểu | Ngoài việc đọc được hiragana, katakana còn yêu cầu lý giải được những đoạn văn điển hình nhất,những câu có sử dụng các chữ hán thường gặp trong cuộc sống. | |
Năng lực nghe | Yêu cầu nghe hiểu được những thông tin cần thiết trong các đoạn hội thoại ngắn thường gặp trong cuộc sống (tại lớp học hay tại nơi homestay) với tốc độ chậm. |
Thời gian thi có thể bị thay đổi. Ngoài ra, đối với môn nghe hiểu, thời gian có thể thay đổi phụ thuộc vào độ dài của bài nghe.
N4Kiến thức ngôn ngữ (từ vựng) (30 phút)Kiến thức ngôn ngữ (ngữ pháp / đọc hiểu) (60 phút)Nghe hiểu (35 phút)N5Kiến thức ngôn ngữ (từ vựng) (25 phút)Kiến thức ngôn ngữ (ngữ pháp / đọc hiểu) (50 phút)Nghe hiểu (30 phút)
Cấp độ | Môn thi (Thời gian thi) | ||
---|---|---|---|
N1 | Kiến thức ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp), đọc hiểu (100 phút) | Nghe hiểu (60 phút) | |
N2 | Kiến thức ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp), đọc hiểu (100 phút) | Nghe hiểu (60 phút) | |
N3 | Kiến thức ngôn ngữ (từ vựng) (30 phút) | Kiến thức ngôn ngữ (ngữ pháp / đọc hiểu) (70 phút) | Nghe hiểu (40 phút) |
N4 | Kiến thức ngôn ngữ (từ vựng) (30 phút) | Kiến thức ngôn ngữ (ngữ pháp / đọc hiểu) (60 phút) | Nghe hiểu (35 phút) |
N5 | Kiến thức ngôn ngữ (từ vựng) (25 phút) | Kiến thức ngôn ngữ (ngữ pháp / đọc hiểu) (50 phút) | Nghe hiểu (30 phút) |
Khoảng 5 tháng trước kì thi | Xác nhận chính xác ngày tổ chức kì thi trên website chính thức của tổ chức hỗ trợ giáo dục Nhật Bản |
---|---|
Khoảng 4 tháng trước kì thi | Đăng kí MyJLPT tại website của tổ chức hỗ trợ giáo dục Nhật Bản (bất cứ lúc nào cũng có thể đăng kí). Ngoài ra, mua sách hướng dẫn dự thi (kèm hồ sơ) tại các cửa hàng sách |
Khoảng 3 tháng trước kì thi | Đăng kí dự thi tại website của tổ chức hỗ trợ giáo dục Nhật Bản, sau đó đóng lệ phí thi. Hoặc đọc kĩ sách hướng dẫn và điền vào hồ sơ dự thi, đóng lệ phí và gửi đến trung tâm tiếp nhận hồ sơ thi. |
Khoảng 1 tháng trước kì thi | Nhận được phiếu dự thi từ tổ chức hỗ trợ giáo dục Nhật Bản. |
Ngày dự thi | Dự thi |
Hai tháng sau kì thi | Nhận được kết quả kì thi từ tổ chức hỗ trợ giáo dục Nhật Bản. Tất cả những bạn dự thi đều được nhận kết quả đỗ trượt. Đối với những bạn đỗ, có kèm giấy chứng nhận năng lực tiếng Nhật. (Trường hợp đăng kí trên Internet, có thể xem được kết quả kì thi sau khi đăng nhập vào MyJLPT) |
Tìm hiểu các tỉnh thành trên các nước, khu vực tổ chức kì thi và thời gian dự thi. | |
Xác nhận phương thức đăng kí dự thi từ các cơ quan tổ chức, sau đó mua sách hướng dẫn (kèm hồ sơ) | |
Khoảng 3-4 tháng trước ngày dự thi | Đọc kĩ hướng dẫn và đăng kí theo yêu cầu của cơ quan tổ chức kì thi, sau đó nộp lệ phí thi. |
---|---|
Khoảng 1 tháng trước ngày dự thi | Nhận được phiếu dự thi từ cơ quan tổ chức. |
Ngày thi | Dự thi |
Khoảng 2~3 tháng sau kì thi | Nhận được kết quả kì thi từ cơ quan tổ chức. Tất cả những bạn dự thi đều được nhận kết quả đỗ trượt. Đối với những bạn đỗ, có kèm giấy chứng nhận năng lực tiếng Nhật. |