Nội Dung Bài Viết
ToggleThu nhập tham khảo của luật sư tại Nhật
Đơn vị: vạn Yên (man Yên). 1 man Yên bằng khoảng 1.8 triệu đồng.
Số năm kinh nghiệm | Thu nhập 1 năm (bao gồm lương 12 tháng và thưởng) | Thực nhận (sau khấu trừ thuế, bảo hiểm…) |
1 | 543 | 317 |
2 | 654 | 391 |
3 | 831 | 444 |
4 | 946 | 472 |
5 | 1108 | 582 |
Quy đổi ra VNĐ lấy số tiền trên nhân 1.8. VD 317 man Yên x 1.8 sẽ khoảng 570 triệu đồng/năm.
Nguồn: https://www.bengoshitenshoku.jp/column/34
Học phí đại học công lập, quốc lập Nhật Bản sẽ khoảng 600,000 Yên/năm. Khoảng 108 triệu đồng/năm cho tất cả các chuyên ngành.
Học phí chuyên ngành luật tại đại học dân lập:
Tên trường | Phí nhập học | Học phí 1 năm | Tổng cộng |
Kansai university | 130,000 | 729,000 | 869,000 |
Ritsumekan university | 200,000 | 974,600 | 1,174,600 |
Teikyo university | 263,000 | 1,088,660 | 1,351,660 |
Keio university | 200,000 | 1,183,350 | 1,383,350 |
Sophia university | 200,000 | 1,050,000 | 1,250,000 |
Học phí đại học Nhật Bản ngành luật khoảng 869,000 – 1,250,000 Yên khoảng 160 – 225 triệu đồng/năm.
Thu nhập thực nhận của luật sư tại Nhật có 1 năm kinh nghiệm là 3,170,000 Yên khoảng 570 triệu đồng/năm.
Thông qua mô hình giảng dạy các lớp học sỉ số thấp, các môn học nhập môn chia sẻ bí quyết học tập giúp trấn an nỗi lo lắng khi học luật, chính trị của các tân sinh viên. Tư vấn định hướng chuyên ngành luật quan tâm ngay từ năm 1.
Môn đại cương | Luyện tập căn bản | Đọc viết căn bản. Dựa vào tài liệu pháp lý để suy nghĩ logic, lập luận và thuyết trình |
Kỹ năng xã hội | Phân tích các vấn đề trong cuộc sống để tìm ra chuyên ngành luật sẽ học | |
Môn chuyên ngành căn bản | Nhập môn luật | |
Nhập môn khoa học chính trị | ||
Luật dân sự | ||
Hiến pháp |
Khoa luật tại đại học Nhật có 6 chuyên ngành, phân làm 2 nhóm là tư pháp và dịch vụ công.
Nhóm ngành phát triển pháp lý
Củng cố vững chắc nền tảng pháp luật và khoa học chính trị. Tìm hiểu sâu các chủ đề xã hội hiện đại. Phù hợp cho những ai muốn đóng góp cho xã hội thông qua nghiên cứu luật và chính trị. |
Luật quốc tế | nghiên cứu chuyên sâu các hệ thống pháp luật trên thế giới |
Luật thương mại | Tích lũy kiến thức pháp lý cần thiết cho các công ty tư nhân hoặc các tổ chức tài chính như ngân hàng, công ty bảo hiểm, chứng khoán. Trang bị đầy đủ kỹ năng pháp lý cần thiết cho các giao dịch, đưa ra quyết định hay giải quyết các tình huống phức tạp | |
Pháp luật đời sống | Giải quyết các vấn đề thường xảy ra trong cuộc sống hằng ngày | |
Tự do và nhân quyền | Tìm hiểu các vấn đề phát sinh liên quan đến quyền con người. Chủ yếu phát sinh giữa các cá nhân với cơ quan. Duy trì trật tự xã hội, cải thiện chế độ phúc lợi. Bảo vệ các công dân đang sống và làm việc tại Nhật khỏi các nguy cơ xâm phạm quyền cơ bản của con người. | |
Lịch sử văn hóa | Tìm hiểu quá trình hình thành pháp luật hiện nay từ góc nhìn lịch sử. So sánh các hệ thống pháp luật của các quốc gia thông qua chính trị, xã hội, triết học. Từ các quan điểm trên hiểu sâu hơn về cơ sở tồn tại của pháp luật, không chỉ bề nổi mà từ cả bản chất gốc rễ. | |
Chính trị, xã hội dân sự | Tìm hiểu hoạt động chính phủ quốc gia, bầu cử và quyền lực chính trị. Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông, chiến dịch tranh cử đến quyết định và đời sống người dân. Đồng thời nghiên cứu phân tích tình hình các quốc gia trên thế giới để có được cái nhìn tổng quát. | |
Chuyên ngành tư pháp
|
Không chỉ giới hạn các công việc thẩm phán, công tố viên, luật sư; nhóm ngành này còn có thể phát triển nghề nghiệp ở các nghề thông thường như nhân viên pháp lý, công chức, nhân viên bộ phận tư pháp doanh nghiệp. | |
Chuyên ngành hành chính công | Có kiến thức về pháp luật và chính trị để giải quyết các vấn đề hành chính. Có khả năng xây dựng các chính sách để giải quyết các vấn đề xã hội. |
Đối với chuyên ngành tư pháp, môn thực hành sẽ được giả định tình huống xét xử thật sự tài tòa án. Sinh viên sẽ được chia thành nhiều nhóm nhỏ giữ các vai trò trong 1 phiên xét xử như: thẩm phán, công tố viên, luật sư…
Với đề án tốt nghiệp, sinh viên chọn 1 chủ đề quan tâm để đưa ra hướng giải quyết/chính sách tùy theo chuyên ngành luật mình lựa chọn.
Cần phải đạt được trình độ tiếng Nhật cao nhất tương đương với người bản xứ nếu muốn học chuyên ngành luật
Cần phải nhớ tất cả các điều khoản nhiều bộ luật như luật thương mại, luật dân sự, luật hình sự…
Dựa trên các bộ luật sử dụng linh hoạt các điều khoản làm cơ sở cho việc tư vấn hay giải quyết tranh chấp.
Cơ hội làm việc ở cả 2 nước Việt Nam và Nhật Bản cho cử nhân ngành luật đại học Nhật là rất lớn. Hiện nay, số lượng du học sinh người Việt Nam có thể theo được ngành luật là không nhiều. Gây thiếu hụt nhân sự chất lượng cao trong lĩnh vực này.
Xác định tương lai của bạn sẽ hoạt động tại Nhật hay Việt Nam là 1 yếu tố quan trọng trong định hướng nghề nghiệp khi chọn chuyên ngành luật cụ thể.
Đối tượng khách hàng là người Nhật hay Việt Nam cũng đóng vai trò lớn trong quyết định. Từ đó xác định được nhu cầu khách hàng thực tiễn.
Hãy lựa chọn sẵn hướng đi cho mình trước khi bước vào năm 2 chọn chuyên ngành
Hiện nay số lượng người Việt Nam có bằng cử nhân Luật của đại học Nhật vẫn chưa nhiều bởi độ khó của ngành học và tính chất công việc. Cử nhân Luật Nhật Bản có thể dễ dàng tìm được việc trong bối cảnh mối quan hệ thương mại 2 nước ngày càng bền chặt. Phát triển hợp tác trong nhiều lĩnh vực kinh tế, sản xuất, xã hội…
Tuy nhiên, không phải bất cứ vị trí làm việc nào cũng dành cho người nước ngoài. Để có thể đảm bảo được cơ hội việc làm bạn có thể tham khảo 1 số định hướng sau:
Với mối quan hệ giao hảo giữa Việt Nam – Nhật Bản ngày càng chặt chẽ, nhu cầu phát triển doanh nghiệp, đầu tư, trao đổi công nghệ và nhân lực giữa 2 nước không ngừng tăng cao.
Hướng đi này sẽ mở rộng theo 2 hướng sau:
Với tình trạng dân số già hóa, thiếu hụt số lượng lao động lớn đủ ngành nghề trong tương lai. Và nhu cầu sang Nhật học tập và làm việc của người Việt Nam. Thị trường dịch vụ xin Visa dài hạn hoặc định cư vĩnh trú tại Nhật sẽ tiếp tục sôi nổi.
Hiện tại các Visa chính phù hợp với đại đa số người Việt Nam như:
Hay các thủ tục xin vĩnh trú, nhập tịch.
Do tình hình người Việt phạm tội tại Nhật tăng cao. Đặc biệt là số lượng thực tập sinh bỏ trốn cư trú và làm việc bất hợp pháp.
Hiện nay, ngay đến cả cảnh sát Nhật Bản cũng phải học tiếng Việt. Việc 1 nhà làm luật Việt Nam có thể tìm việc tại Nhật để thực hiện các công tác tuyên truyền pháp luật, phiên dịch cho đồn cảnh sát, tại tòa án là hoàn toàn khả thi.
Như đã chia sẻ ở trên, đối tượng khách hàng hoặc đối tác của bạn sẽ là các chủ doanh nghiệp, cảnh sát hoặc tòa án. Và tính chất công việc liên quan đến pháp lý cho nên việc đạt được N1 giao tiếp như người Nhật là 1 yếu tố không thể thiếu.
Ngoài ra trong 1 số trường hợp trang trọng bạn còn phải sử dụng được kính ngữ. Không phải trường tiếng Nhật nào cũng đủ khả năng dạy các kiến thức này. Do đó nếu có định hướng học lên đại học, cao học ngành luật bạn có thể tham khảo các trường tiếng Nhật có chương trình giảng dạy đầy đủ các yếu tố sau:
Tên trường | Địa điểm | Học phí 1 năm (Yên) |
Trường Nhật ngữ ARC Academy | Tokyo, Kyoto | 820,000 |
Trường nhật ngữ Sendagaya | Tokyo | 816,000 |
Trường Nhật ngữ Unitas | Tokyo, Kofu | 680,000 – 780,000 |
Học viện EHLE | Osaka | 845,000 – 910,000 |
Học viện quốc tế J | Osaka | 800,000 |