Nội Dung Bài Viết
ToggleĐối với mục đích lưu trú dài hạn tại Nhật Bản, chúng ta cần xin tư cách lưu trú Certificate of Eligibility (COE) trước khi xin Visa. Tư cách lưu trú COE sẽ do Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản xét duyệt trước. Sau đó sẽ đến Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam cấp Visa. Có thể nói vòng kiểm duyệt COE là quan trọng nhất. Khi được cấp COE bạn chỉ đơn giản là đem nó đi đổi Visa. Tương tự, nếu trượt COE thì xem như bạn không được cấp Visa du học Nhật Bản.
Trượt tư cách lưu trú COE có thật sự đáng sợ không? Những lỗi gây trượt COE phổ biến cần lưu ý là gì? Hãy cùng du học Nhật Bản DEOW VIETNAM tìm hiểu tại bài viết này nhé.
Để lưu trú dài hạn tại Nhật Bản (trên 6 tháng) bạn cần phải xin COE từ cục quản lý xuất nhập cảnh. Để được cấp COE bạn phải đảm bảo các điểm sau:
Trình tự xin COE du học Nhật Bản
Nguyên nhân thường gây trượt COE du học Nhật Bản chủ yếu phân loại theo nhóm sau:
Nguyên nhân trượt COE do du học sinh
Nguyên nhân trượt COE do người bảo lãnh
Nguyên nhân nyukan đánh trượt hồ sơ xin COE du học Nhật Bản sẽ theo các yếu tố sau:
Không đủ hồ sơ
Hồ sơ nộp ra không đủ số lượng mà Cục nhập cảnh đã yêu cầu. Hoặc nếu đủ số lượng thì nội dung trên các hồ sơ nộp ra không đủ các yếu tố cần thiết để xét duyệt. Đây là lỗi đơn giản và dễ chữa nhất. Lần sau khi đăng ký xin COE lại bạn chỉ cần giải trình đầy đủ là ổn
Trường hợp bị đánh trượt vì không đủ năng lực tiếng Nhật cũng thuộc nhóm lỗi này. Ví dụ kỳ du học 4/2023 bạn bạn chỉ nộp giấy xác nhận 150 giờ học tiếng Nhật và trượt COE vì lỗi này. Thì khi làm hồ sơ lại vào kỳ tháng 7 hoặc tháng 10 nên nộp thêm chứng chỉ các kỳ thi năng lực Nhật ngữ như JLPT/NAT-TEST. Hoặc ít nhất cũng nộp được giấy xác nhận giờ học tiếng Nhật với số giờ học nhiều hơn (300 giờ chẳng hạn).
Đôi khi Cục xuất nhập cảnh đánh trượt hồ sơ của bạn chỉ vì nguyên nhân khách quan (không có ấn tượng xấu). Đơn giản là vì hồ sơ của bạn còn yếu so với các hồ sơ khác. Nên Cục nhập cảnh sẽ cho bạn 1 thử thách, nếu có đủ quyết tâm thì nên đi vào kỳ sau sẽ tốt.
Không tin tưởng hồ sơ
Ngược lại với lỗi ở trên, đây là một lỗi khá nghiêm trọng. Khi bị xét vào lỗi không tin tưởng thì bạn bắt buộc phải giải trình được lỗi này hợp lý. Hay nói cách khác là chứng minh với Cục quản lý xuất nhập cảnh là họ đã hiểu lầm. Rằng lỗi họ đã nhận xét là sai
Các lỗi thuộc nhóm này thường liên quan hồ sơ tài chính của người bảo lãnh. Chẳng hạn như giấy tờ ngân hàng hoặc giấy tờ chứng minh công việc, thu nhập
Nội dung khai báo không thống nhất
Đây là lỗi liên quan đến tính nhất quán của bộ hồ sơ. Hoặc liên quan đến quá trình Cục nhập cảnh kiểm tra hồ sơ gọi điện cho du học sinh, người bảo lãnh hoặc các cơ quan liên quan như công ty, trường học, trung tâm tiếng Nhật để xác minh thông tin. Nếu câu trả lời có bất kỳ sai lệch nào sẽ dẫn đến lỗi này.
Nhóm lỗi hồ sơ dễ gây trượt dù đây là sự việc thường xảy ra ở Việt Nam
“sự việc thường xảy ra ở Việt Nam” có nghĩa là việc mà người Việt Nam thấy bình thường nhưng lại khó hiểu đối với người Nhật. Chẳng hạn như:
2 lỗi trên chỉ là ví dụ cho nhiều trường hợp do thói quen của người Việt Nam. Các lỗi gây trượt COE này thường do các trung tâm không có kinh nghiệm xử lý hồ sơ du học Nhật Bản gây ra. Ngoài ra cần chú ý đến các lỗi lặt vặt như: chính tả, lỗi dịch thuật cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng hồ sơ du học Nhật Bản.
Xem thêm: Trượt lý do du học vì lỗi tài chính cần lưu ý điều gì
Lỗi trượt COE nhóm 1 liên quan đến lịch sử nhập cảnh như:
Không khai báo:
Trình độ tiếng Nhật
(thường gặp và nghiêm trọng nhất)
Hồ sơ nộp ra không có độ tin tưởng (nghi vấn hồ sơ giả). Cục quản lý nhập cảnh Nhật Bản sẽ xét hồ sơ bạn vào lỗi này nếu có bất kỳ nghi vấn nào trên bất kỳ giấy tờ nào đã nộp ra như:
Trường hợp lỗi 6L その他 thì Cục nhập cảnh sẽ ghi chú là hồ sơ nào của bạn có vấn đề
Hồ sơ nộp ra bị thiếu
Liên quan đến người bảo lãnh
Bất cứ lỗi nào không nằm trong khung tham chiếu trên sẽ được ghi tại đây
Nếu như bạn bị Cục quản lý nhập cảnh Nhật Bản (nyukan) đánh trượt hồ sơ tại bước thứ 3 thì cần lưu ý các điểm sau:
Việc xác định được lỗi bị đánh trượt để tìm ra hướng giải trình hồ sơ du học Nhật Bản của bạn sẽ rất gian nan. Nếu như làm hồ sơ du học Nhật Bản khó 1 thì khi giải trình sẽ khó 10. Nếu giải trình được rằng Cục hiểu lầm, thì tỷ lệ đậu của bạn sẽ còn khoảng 1/3 so với hồ sơ mới. Tức 3 bộ hồ sơ bị đánh trượt nộp lại lần sau thì chỉ 1 bộ được xét duyệt. Còn nếu bạn đã làm hồ sơ tài chính giả ngay từ ban đầu và bị phát hiện thì coi như không còn cơ hội để sang Nhật lại nữa.
Tất cả hồ sơ đã từng nộp ra Cục nhập cảnh Nhật Bản sẽ được lưu trên toàn hệ thống nước Nhật. Nếu bạn trượt Cục Tokyo trước đây và ứng tuyển Cục Nagoya lần này thì vẫn phải giải trình lại lý do bị đánh trượt.
Trượt COE du học Nhật Bản không đáng sợ. Cái đáng sợ là hồ sơ của bạn đã được xử lý như thế nào. Có giải trình được trong trường hợp không may đó không?
Do đó cần hạn chế tối thiểu những khả năng có thể làm bạn trượt hồ sơ du học Nhật Bản bằng cách chọn trung tâm du học uy tín, có kinh nghiệm, cái tâm trong ngành giáo dục. Ngoài việc tư vấn và cung cấp chương trình, hướng dẫn lộ trình học hợp lý. Công ty sẽ có hướng xử lý hồ sơ du học Nhật Bản của bạn một cách hợp pháp nhất. Vì đậu COE chỉ là bước đầu tiên để bạn có thể đặt chân tới Nhật. Sau đó vẫn sẽ còn nhiều thứ phải chú ý theo dõi. Để quá trình gia hạn, chuyển đổi Visa Lao động của chính bạn được suôn sẻ nhất.