Nội Dung Bài Viết
ToggleBảo hiểm y tế là một cơ chế được đưa ra nhằm hỗ trợ thanh toán chi phí y tế phát sinh khi bị thương, bị ốm đau. Tại Nhật Bản, tất cả mọi người đều tham gia bảo hiểm y tế nào đó, và người nước ngoài cũng tham gia.
Để tham gia bảo hiểm y tế, bạn phải thanh toán phí bảo hiểm hàng tháng ngay cả khi bạn khỏe mạnh. Phí bảo hiểm của mỗi người sẽ khác nhau tùy theo thu nhập của người đó.
Nếu tham gia bảo hiểm y tế, số tiền bạn phải thanh toán cho phòng khám, bệnh viện sẽ chỉ còn 30% chi phí thực tế, tức là bạn sẽ được giảm 70% chi phí.
Trường hợp tổ chức giám sát có tham gia “Bảo hiểm toàn diện dành cho đào tạo người nước ngoài” (Thường được gọi là Bảo hiểm JITCO) thì bạn sẽ được thanh toán cả khoản tiền 30% bạn phải chi trả tại phòng khám, bệnh viện. Như vậy, đối với trường hợp này thì số tiền bạn phải chi trả là không. Để biết thêm thông tin chi tiết về trường hợp này bạn hãy xác nhận lại với công ty.
Ở Nhật Bản có hai loại bảo hiểm y tế:
Thực tập sinh kỹ năng sẽ tham gia một trong hai loại bảo hiểm y tế này.
Bảo hiểm y tế công ty:
Dành cho người lao động, các đối tượng làm việc tại doanh nghiệp, công ty, tổ chức.
Lưu ý: Hãy hỏi công ty để biết bạn có được đăng ký tham gia bảo hiểm y tế của công ty hay không.
Bảo hiểm y tế quốc dân:
Dành cho các đối tượng sau:
Lưu ý: Những người có tư cách lưu trú đặc biệt như lưu trú với mục đích điều trị y tế trong các hoạt động đặc biệt sẽ không thể tham gia loại bảo hiểm này.
Bảo hiểm y tế công ty:
* Khi nghỉ việc tại công ty, bạn sẽ không thể sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của công ty đó.
* Kể cả khi đã nghỉ việc, chỉ cần có giấy đăng ký cư trú là bạn có thể tham gia bảo hiểm y tế quốc gia.
Bảo hiểm y tế quốc dân:
Tham gia bảo hiểm y tế đối với du học sinh:
Du học sinh có thể đăng ký và đóng tiền trực tiếp cho trường Nhật để mua và tham gia bảo hiểm y tế thông qua trường Nhật mà không cần phải tự mua bên ngoài.
* Riêng Học viện Quốc tế J có cơ sở y tế trực thuộc nên du học sinh có thể được khám bệnh miễn phí tại trường và tự chi trả chi phí thuốc chữa bệnh.
Bảo hiểm y tế công ty:
30% chi phí
Bảo hiểm y tế quốc dân:
30% chi phí
Có thể giảm chi phí thanh toán điều trị y tế khi khoản tiền phải trả quá cao
Tuy nhiên, thủ tục xử lý việc giảm trước khoản điều trị y tế chi phí cao khá phức tạp và bạn khó có thể tự làm, do đó hãy tham khảo ý kiến của nhân viên công tác xã hội tại bệnh viện. Ngoài ra, hãy thử trao đổi và tham khảo ý kiến của người Nhật, người Việt quanh mình. Bạn có thể tham khảo ý kiến tư vấn bằng tiếng Việt qua các kênh có trong [Danh sách kênh tư vấn].
Về cơ bản, bạn không thể trả góp chi phí điều trị y tế theo từng đợt. Tuy nhiên, có một số trường hợp bạn có thể trả góp (Ví dụ khi chỉ có ít tiền mặt, bạn có thể thanh toán trước một phần và thanh toán phần còn lại vào hôm sau), vì vậy hãy thử hỏi nhân viên ở phòng khám và bệnh viện khi bạn thanh toán chi phí điều trị y tế.
Khi có các triệu chứng bệnh nhẹ như cảm lạnh hoặc đau bụng, hãy đến các phòng khám gần nơi bạn sinh sống.
Nếu có triệu chứng bệnh nặng hoặc bị thương nặng, hãy đến bệnh viện để được thăm khám.
Bệnh viện: Có từ 20 giường trở lên phục vụ bệnh nhân nhập viện
Phòng khám: Có từ 19 giường trở xuống để phục vụ bệnh nhân nhập viện
Nếu đến bệnh viện lớn có quy mô từ 200 giường bệnh trở lên mà không có giấy giới thiệu/giấy chuyển tuyến, ngoài chi phí thăm khám, bạn sẽ mất thêm mức phí khoảng 1.000 – 8.000 yên.
Tại Nhật Bản, tất cả mọi người dân đều có thể đến khám ở mọi phòng khám và bệnh viện theo quy trình sau.
Bước 1: Xác nhận triệu chứng.
Bước 2: Tìm phòng khám, bệnh viện gần nơi sinh sống có dịch vụ thăm khám phù hợp với các triệu chứng của bạn.
Bước 3: Hãy mang theo thẻ bảo hiểm y tế, tiền mặt (Khoảng 10.000 yên), và thuốc đang uống nếu có khi đến phòng khám, bệnh viện.
Bước 4: Kể lại triệu chứng tại quầy lễ tân. Hãy xuất trình khi bạn được yêu cầu “Hãy cho xem thẻ bảo hiểm y tế của bạn”.
Bước 5: Bạn sẽ được thăm khám sau khi được gọi khi đến lượt.
Bắt buộc phải mang theo: Thẻ bảo hiểm y tế, tiền mặt
Nên mang (Nếu có): Thuốc đã uống gần đây, kết quả xét nghiệm trước đây, giấy chẩn đoán,…
Có thể mua thuốc tại hiệu thuốc. Nếu bác sĩ thăm khám và kê đơn các loại thuốc cần thiết, bạn có thể mang đơn thuốc đó đến hiệu thuốc để mua.
Ở Nhật Bản, có một số loại thuốc cần kê đơn “Thuốc kê đơn” và một số loại thuốc không cần đơn “Thuốc mua tự do”.
Thuốc cần kê đơn: Thuốc kháng sinh, thuốc liều nặng,…
* Mặc dù ở Việt Nam có thể mua được tại hiệu thuốc nhưng ở Nhật thì không thể mua nếu không có đơn của bác sĩ.
Thuốc không cần kê đơn: Thuốc cảm lạnh, thuốc đau bụng,…
* Có kèm tờ hướng dẫn sử dụng mô tả dễ hiểu về liều lượng và cách dùng. Hãy nhờ người biết tiếng Nhật đọc hộ hướng dẫn sử dụng. Khi có một số triệu chứng không thuyên giảm, hãy thăm khám tại cơ sở y tế, không tự chịu đựng một mình.
Tại hiệu thuốc có chuyên gia về thuốc, được gọi là dược sĩ. Họ sẽ giải đáp giúp bạn có thể mua các loại thuốc cần thiết hay không, nên mua các loại thuốc nào, cách uống thuốc, cách thăm khám tại bệnh viện. Do đó hãy hỏi dược sĩ nếu có vấn đề thắc mắc.
Lưu ý:
Khi mang thuốc sử dụng từ một 1 tháng trở lên vào Nhật Bản, hoặc khi gửi thuốc từ Việt Nam sang Nhật Bản thì cần phải làm thủ tục (Xác nhận nhập khẩu).
Ngoài ra, luật pháp Nhật Bản không cho phép bán hoặc tặng, mua hoặc nhận thuốc tự mình mang vào Nhật Bản cho bạn bè, người quen. Tuyệt đối không được thực hiện hành vi này.
Về thuốc:
Các bạn du học sinh mới sang Nhật khả năng tiếng Nhật chưa tốt thì nên đem sẵn một số loại thuốc phổ thông như: thuốc chữa bệnh cảm, sốt,… Nên mang thuốc với số lượng dùng dưới 1 tháng, thuốc phải còn nguyên hộp, vỏ, hiệu thuốc.
Về sổ khám bệnh:
Các bạn du học sinh có bệnh lý đặc biệt tại Việt Nam nên đem theo sổ khám bệnh tại Việt Nam sang Nhật để thuận tiện cho quá trình khám chữa bệnh tại Nhật Bản.
Lưu ý:
Các bạn du học sinh hãy nhắn trước những hỗ trợ đặc biệt về sức khỏe, bệnh lý sẽ cần trong quá trình du học với Du học DEOW Vietnam để nhận được những hỗ trợ kịp thời trong tương lai.