Nội Dung Bài Viết
ToggleỞ giai đoạn này điều cần thiết nhất khi quyết định du học Nhật chính là sự cho phép của bố mẹ và năng lực tài chính khi đi du học. Nếu bạn là người trưởng thành, có công việc ổn định và đã tiết kiệm được một số tiền kha khá để đi du học thì giai đoạn này đối với bạn có thể sẽ khoẻ hơn 1 số bạn khác; còn nếu bạn vẫn đang là sinh viên hoặc vẫn đang nhận lương từ bố mẹ thì bạn phải nên xin ý kiến từ bậc phụ huynh trước khi quyết định vấn đề này.
Giai đoạn này rất quan trọng nếu như bạn đã được sự đồng ý của bố mẹ. Thứ nhất theo quy định của chính phủ thì bạn cần phải kê khai năng lực tài chính của bản thân (nếu bạn tự sử dụng tiền của chính mình để du học), hoặc năng lực tài chính của người bảo lãnh (nếu người cung cấp tiền cho bạn đi du học là gia đình của bạn); nếu năng lực tài chính không bảo đảm thì việc rớt hồ sơ du học là khá cao. Thứ hai, năng lực tài chính phải đủ để đảm bảo việc sinh sống tại Nhật không gặp trở ngại do mức sống tại Nhật cao hơn Việt Nam nên tiền sinh hoạt phí cũng sẽ cao hơn. Nhiều người khi du học đã chọn cách vay tiền và sau khi du học sẽ làm việc nhiều hơn để trả lại khoản tiền đó, cách này sẽ giúp bạn đạt được yêu cầu về năng lực tài chính, nhưng sau khi du học bạn sẽ phải làm việc nhiều hơn là học nên có thể bạn sẽ vất vả rất nhiều để có thể theo kịp tiến độ học tập tại đất nước này. Vì vậy, các bạn cần cân nhắc kỹ càng là mình sẽ qua Nhật để du học hay làm việc, nếu các bạn nào muốn đi theo diện số 2 thì có 2 cách, 1 là đi xuất khẩu lao động, 2 là sử dụng visa làm việc của công ty Nhật có trụ sở tại Việt Nam (việc visa này mình cũng không rõ lắm nên mình xin bỏ qua).
bước tiếp theo các bạn phải làm đó là chọn vùng, thành phố và trường các bạn muốn theo học. Đương nhiên, các trường có chất lượng giảng dạy tốt đa số nằm ở 2 thành phố lớn nhất nhì Nhật Bản là Tokyo và Osaka, nhưng không có nghĩa là ở các thành phố khác không có trường tốt. Vậy nên khi làm hồ sơ du học, bạn phải thật sự cẩn trọng trong khâu chọn trường (tốt nhất là tham khảo ý kiến của các sempai). Vùng du học cũng cần thiết không kém, vì tuỳ vào từng vùng mà mức sinh hoạt phí cũng khác nhau, khí hậu và đặc biệt là ảnh hưởng của thiên tai cũng khác nhau (Nhật là một nước nằm trong vành đai lửa nên việc xảy ra động đất và sóng thần là chuyện bình thường ở nước này). Nếu nói về mức phí sinh hoạt thì cao nhất là vùng Kanto (Tokyo) và thấp nhất là vùng Hokkaido (Sapporo). Nên nếu các bạn có ý định làm việc tại Nhật thì cũng nên lưu ý vấn đề này. Mỗi trường sẽ có những điểm mạnh yếu khác nhau, nên khi đi tư vấn làm hồ sơ du học thì bạn cũng chú ý hỏi về các vấn đề này (ví dụ trường mình đang du học có điểm mạnh là về tình nguyện, nên các bạn có thể tham dự các chương trình vì cộng đồng khi đang học tại trường, nó giúp các bạn có thêm cơ hội giao tiếp với người Nhật hơn, cũng như làm đẹp hồ sơ học lên đại học, thạc sỹ hay đi làm tại Nhật sau này). Ngoài ra các bạn nên lưu ý về thời gian visa du học của các bạn, thông thường các trường có thể cấp visa 2 năm 3 tháng là các trường có danh tiếng, nên đây cũng là một trong những điều các bạn có thể lưu ý khi chọn.
Vậy sau khi các bạn đã nộp hồ sơ xin visa du học rồi thì phải làm gì? Câu trả lời là phải chuẩn bị tinh thần nếu lãnh sự quán đột ngột điện cho bạn hoặc người bảo lãnh bạn khi trong hồ sơ có điều sai sót (đương nhiên người gọi sẽ là người Việt nên bạn cứ yên tâm nếu như bạn không giỏi tiếng Nhật hay người bảo lãnh bạn không biết tiếng Nhật). Nếu trong thời gian gọi chờ visa mà bạn hay người bảo lãnh không nhận được cuộc gọi nào từ lãnh sự quán thì 80% bạn đậu visa.