Thực tập sinh muốn quay lại Nhật cần lưu ý điều gì

Thực tập sinh muốn quay lại Nhật cần lưu ý điều gì

Lưu ý dành cho thực tập sinh muốn trở lại Nhật theo con đường du học Nhật Bản

Tính chất chương trình thực tập sinh kỹ năng

Thực tập sinh kỹ năng (tiếng Nhật 技能実習生,tiếng Anh Technical Intern Training hay còn gọi là Xuất khẩu lao động. Đây là dạng Visa Lao động dài hạn với thời hạn làm việc từ 1-3 năm. Tuy được xếp vào nhóm Working Visa nhưng đối với chính phủ Nhật Bản đây là chương trình học tập kỹ năng.

Vì là chương trình học việc, người lao động sau khi hết thời hạn hợp đồng đơn hàng cần phải quay về nước và áp dụng kiến thức làm việc trong lĩnh vực mình đã học tập tại Nhật.

Thực tập sinh về nước muốn quay lại Nhật bằng Visa du học cần điều kiện gì

Thực tập sinh về nước cần đáp ứng 3 yếu tố để có thể quay trở lại Nhật:

  • Về nước trên 1 năm
  • Trong 1 năm đó làm công việc liên quan đến việc đã làm (học kỹ năng) tại Nhật
  • Có trình độ tiếng Nhật N3 trở lên (đối với đơn hàng 3 năm) và trình độ tiếng Nhật N4 (đối với đơn 1 năm)

Đây là điều kiện bắt buộc để có thể tìm được trường tiếng Nhật hoặc trường chuyên môn Senmon nhận vào học, sau đó là Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản xem xét cấp COE

Vì sao tôi phải đáp ứng các điều kiện khó khăn này?

Hiện nay số lượng thực tập sinh về nước muốn quay trở lại Nhật thông qua con đường du học là rất lớn. Phần lớn trong số đó là lợi dụng Visa du học Nhật Bản để làm thêm kiếm tiền. Phần lớn trong đó đều là đi làm quá giờ, không lo tập trung học tập. Một số ít trường hợp còn xảy ra tệ nạn xã hội như trộm cắp.

Vì vậy, đây là một điều kiện tiên quyết để sàng lọc lại số lượng người muốn học tập tại nước Nhật thật sự.

Vì sao lại là về nước trên 1 năm và phải làm công việc tương tự

Như đã đề cập ở trên, bản chất của chương trình hợp tác xuất khẩu lao động hợp tác giữa 2 nước Việt Nam – Nhật Bản là thực tập sinh kỹ năng. Vì thế, đối với cả chính phủ là doanh nghiệp Nhật, thực chất người lao động chỉ là những người học việc. Do đó mới có việc người lao động được doanh nghiệp trả mức lương thấp hơn công việc chính thức. Còn đối với chính phủ Nhật Bản, các bạn chỉ sang nước họ học hỏi tay nghề trong một thời gian nhất định, và đã có cam kết về nước sau khi thời gian này kết thúc ngay từ ban đầu.

Khoảng thời gian quy định về nước trong 1 năm vừa là thời gian để thử thách ý chí, độ kiên trì. Đây cũng vừa là khoảng thời gian để các bạn áp dụng được các kỹ năng đã học tập vào lĩnh vực liên quan tại Việt Nam theo cam kết ban đầu.

Vì sao cần trình độ tiếng Nhật N3

Rất nhiều bạn có thắc mắc vì sao phải đạt trình độ tận N3 thì mới được đi học (Nếu có N3 thì họ ở Việt Nam thì họ cần gì phải đi học).

Đầu tiên, hãy xét đến trình độ trước khi đi Nhật. Đa số các công ty đều đào tạo cho người lao động hoàn thành chương trình N4 trước khi xuất cảnh. Và các bạn có 3 năm học tập và sinh sống tại Nhật Bản, đối với những người thực sự muốn gắn bó với nước Nhật thì việc học lên N3 là không quá khó.

Khi du học Nhật Bản, nếu bạn có trình độ N3 thì vẫn có nhiều kiến thức để học. Để có thể làm việc trong 1 doanh nghiệp bình thường thì trình độ tối thiểu cần có là N2. Hoặc nếu bạn chỉ tốt nghiệp THPT lúc đi XKLĐ thì cũng cần phải có bằng cấp chuyên ngành (bằng đại học hoặc chuyên môn Senmon) thì mới có thể đi làm tại Nhật. Vì vậy trong cả 2 trường hợp trên đều cần học lên đến N2 tại Nhật. Cao hơn nữa thì có N1 hoặc tiếng Nhật thương mại.

Thực tập sinh kỹ năng sau khi hết hạn cần phải quay về nước ngay

Lưu ý cho thực tập sinh

Cách để có tỷ lệ đậu COE cao

Như đã đề cập ở trên, các bạn cần bảo đảm tuyệt đối 3 yêu cầu về thời gian về nước, kinh nghiệm làm việc và trình độ tiếng Nhật.

Không như hồ sơ thông thường chưa từng đi Nhật, tỷ lệ được Cục quản lý xuất nhập cảnh cấp COE sẽ ở khoảng 70%. Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý đảm bảo 1 số điểm sau:

1/ Hồ sơ cũ đã nộp ra Cục nhập cảnh

Đây là lý do ảnh hưởng hàng đầu đến tỷ lệ đậu rớt hồ sơ. Khi làm hồ sơ xuất khẩu lao động, sẽ có một số trường hợp công ty khai gian về trình độ học vấn hay quá trình làm việc để hồ sơ dễ được Cục xuất nhập cảnh thông qua. Tuy nhiên, việc này sẽ dễ dẫn đến một số hệ lụy khi bạn muốn quay trở lại Nhật:

  • Công ty khai báo trong lịch sử làm việc không có thật hoặc đã giải thể: không thể chứng minh công việc
  • Công ty không báo bằng đại học: không đủ yêu cầu để tìm việc tại Nhật sau này. Hoặc nếu hồ sơ lần này khai báo khác với lần trước thì tỷ lệ đậu cũng rất thấp.

Ngoài ra, các bạn còn cần xin được toàn bộ bộ hồ sơ cũ đã nộp ra Cục nhập cảnh để khai báo lại cho khớp. Bất cứ thông tin nào khác biệt cũng có thể dẫn đến việc hồ sơ bị nghi vấn và đánh trượt

Hồ sơ đã từng đi xuất khẩu lao động Nhật sẽ bị Cục nhập cảnh Nhật Bản kiểm tra chặt chẽ hơn thông thường

2/ Khai báo trung thực

Bạn không thể qua mặt Cục xuất nhập cảnh. Nếu bạn nghĩ rằng không khai báo đã từng xuất khẩu lao động sẽ khiến hồ sơ dễ hơn thì đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Tất cả hồ sơ đã nộp ra Cục sẽ được lưu giữ trên toàn bộ nước Nhật. Việc không khai báo chỉ khiến cho hồ sơ bạn chắc chắn trượt 100%, không thể trở lại Nhật và còn phải chịu các khoản phí bồi thường cho trường hoặc công ty du học theo hợp đồng đã ký kết.

3/ Yêu cầu tuyệt đối

Vẫn là 3 điều kiện ở phần đầu DEOW lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Tiếng Nhật, thời gian về nước, kinh nghiệm làm việc là điều kiện bất dịch cho dù bạn lựa chọn nộp hồ sơ tại bất cứ Cục nhập cảnh nào, bất cứ trường nào hay công ty du học nào.

Nếu như có một bên nào đó nhận hồ sơ bạn khi chưa đủ điều kiện trên thì nên xem xét lại 1 trong 2 nguyên nhân sau:

  • Trường hoặc trung tâm chưa có kinh nghiệm xử lý hồ sơ này. Miễn cưỡng nộp hồ sơ ra sẽ bị đánh trượt
  • Trung tâm du học đó cố ý nói những điều kiện dễ để cho bạn nhanh chóng ký hợp đồng, đóng tiền sớm

Với tư cách là một công ty du học đàng hoàng và có tâm, chúng tôi sẽ không vì việc thu được tiền của bạn mà nói sai. Chúng tôi cũng không bất chấp nộp 1 bộ sơ mà chắc chắn rớt ra Cục để thu phí dịch vụ nhưng rồi bị đánh rớt, ảnh hưởng đến uy tín của công ty với Cục nhập cảnh, khiến các hồ sơ du học Nhật Bản công ty cũng bị xét khó hơn.

Do tỷ lệ du học sinh làm việc quá giờ hay tỷ lệ tội phạm người nước ngoài liên tục tăng cao nói chung. Tỷ lệ thực tập sinh lợi dụng Visa du học Nhật Bản để kiếm tiền nói riêng. Hiện nay Cục nhập cảnh Nhật Bản quản lý rất chặt việc cho phép thực tập sinh kỹ năng quay trở lại Nhật theo hướng du học. Do đó, việc chuẩn bị hồ sơ du học Nhật Bản trường hợp này khó gấp nhiều lần thông thường.

Việc chờ đợi 1 năm và có N3 không phải là một việc quá khó nếu như bạn có đủ nhiệt huyết và quyết tâm. Khi đó DEOW sẽ giúp cho hồ sơ bạn đạt tỷ lệ đậu cao nhất có thể.

Hướng đi tương lai cho thực tập sinh

Chương trình du học kỹ năng đặc định

Đây là chương trình du học tại trường tiếng Nhật. Ngoài dạy tiếng Nhật thông thường, các trường Nhật ngữ sẽ luyện thi kỳ thi kỹ năng đặc định để lấy chứng chỉ chuyên môn Tokutei cho bạn.

Thời hạn làm việc tại Nhật của Visa Tokutei Ginou tối đa là 5 năm. Sau 5 năm bạn có thể Gia hạn Visa kỹ năng đặc định bậc 2 và có thể bảo lãnh người thân sang Nhật.

Hiện nay, các môn mà trường hỗ trợ luyện thi giới hạn trong 3 ngành:

  • Dịch vụ lưu trú: dọn phòng khách sạn, lễ tân…
  • Dịch vụ ăn uống: làm việc tại nhà hàng, bếp, nhà máy sản xuất ăn uống…
  • Điều dưỡng: chăm sóc người già tại Viện dưỡng lão

Đặc điểm chung của 3 ngành trên là số lượng tuyển nhiều, phần thi thực hành đơn giản – không cần quá nhiều kỹ năng chuyên môn. Đối với các chuyên ngành còn lại, học sinh cần tự ôn luyện.

Danh sách các trường tiếng Nhật có hỗ trợ luyện thi Tokutei:

Học viện quốc tế J tại Osaka có Khóa du học Tokutei chuyển đổi Visa kỹ năng đặc định

Tham khảo trực tiếp tài liệu về Visa kỹ năng đặc định của chính phủ Nhật Bản tại đây

Học trực tiếp trường chuyên môn

Đối với những bạn đã có trình độ tiếng Nhật N2 thì có thể lựa chọn học trực tiếp trường chuyên môn 専門学校 tại Nhật.

Tìm việc trực tiếp nếu đã có bằng đại học

Nếu bạn đã có bằng đại học tại Việt Nam thì có thể chuyển đổi Working Visa tìm việc tại Nhật mà không cần phải học thêm một chứng chỉ chuyên ngành nào khác. Tuy nhiên cần lưu ý, nếu bạn tốt nghiệp đại học trước khi xuất khẩu lao động thì trong hồ sơ trước đây cũng cần khai thông tin này trong phần trình độ học vấn (lịch sử học tập).

 

 

Comments